Thursday, June 7, 2012

Đảo Kuku, Air Raya



Rải rác biên cương mồ viễn xứ… *

Giữa tháng Năm 2012 vừa rồi tôi có dịp tháp tùng một phái đoàn của Hội Bảo Tồn Văn Hoá Và Lịch Sử Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF) đi viếng một trong những nơi gọi là cửa ngõ tự do, đó là trại chuyển tiếp dành cho thuyền nhân xưa ở Galang trong quần đảo Riau thuộc Nam Dương, nay là một công viên dành cho khách du lịch vào thăm viếng, do cơ quan Batam Industrial Development Authority (BIDA) quản trị. Mục đích của chuyến đi của VAHF là để thu thập một số phim liệu cho cuốn phim tài liệu “Viet Story”, một phần của chương trình 500 lịch sử phỏng vấn mà các thiện nguyện viên đã hoàn tất phần phỏng vấn thu thập được 514 câu chuyện thu băng (oral histories) sau 15 tháng làm việc tại các thành phố tập trung nhiều người Việt tại Hoa Kỳ.

Chuyến đi của chúng tôi nằm trong khuôn khổ cuộc hành hương có tên là Về Bến Tự Do do cơ quan thiện nguyện Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (Archives of Vietnamese Boat People – AVBP), trụ sở đặt tại Úc, tổ chức, kéo dài từ ngày 15 đến 25 tháng Năm. Đây là chuyến hành hương thứ chín của AVBP, gồm hai phần, đó là viếng Galang và thăm mộ thuyền nhân tại đây và tại một số đảo khác ở về phía đông bắc, như Kuku và Air Raya, cách Batam 8 tiếng tầu siêu tốc, thuộc quốc gia Nam Dương; và sau đó thăm trại Bidong nằm trên lãnh thổ Mã Lai. Phái đòan VAHF chúng tôi chỉ đi Nam Dương, vì nghe nói Mã Lai hiện cấm quay phim.

Sau đây là một số hình ảnh về chuyến đi Về Bến Tự Do tại Galang và các hòn đảo có mồ mả thuyền nhân. Nhân đây, chị hội trưởng VAHF Triều Giang Nancy Bùi cũng xin ngỏ lời cám ơn AVBP, vị trưởng đoàn kiêm giám đốc là anh Trần Đông, và phó đoàn và nhà báo Lưu Dân, cũng như các thành viên và cũng là cựu thuyền nhân, với một người là bộ nhân, trong đoàn hành hương, đã sẵn sàng dành cho phái đòan VAHF các cuộc phỏng vấn thực hiện ngay tại Galang, với sự xúc động dường như còn nguyên vẹn nơi các anh chị cựu thuyền nhân về thăm lại chốn xưa.

Trại Việt Nam, Galang

Trại Việt Nam, chiếm 16 km2 tức khoảng 20% diện tích đảo Galang trong quần đảo Riau phía nam của Singapore, được Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (United Nations High Commission for Refugees – UNHCR) thành lập vào năm 1978 gồm có nhà thương, nơi thờ tự như nhà thờ chùa chiền, trường học và các khu gia cư.

Trại mở cửa vào năm 1979 để tiếp nhận thuyền nhân trốn chạy chế độ cộng sản đi tìm tự do trôi giạt đến các đảo trong vùng biển Nam Dương, một quốc gia gồm 17,507 hòn đảo, vào cuối thập niên 1970 và suốt thập niên 1980. Cho tới khi đóng cửa vào năm 1996, trại Galang đã là nơi dừng chân của trên 120,000 thuyền nhân Việt (có tài liệu nói trên 200,000), nơi ra đời của khoảng 2,000 trẻ em, và là nơi yên nghỉ vĩnh viễn của 503 người. Đoàn chúng tôi gồm 12 người hẹn gặp nhau ở Singapore rồi đi phà qua Singapore Straits tới thành phố Batam, từ đó đi xe bus xuống Galang, cách Batam 34 cây số. Hình giữa, phái đòan VAHF bên dưới tấm bản đồ trại và bảng “Ex Camp Vietnam”. Hình bên phải, lối vào trại.

Cầu tầu của Galang, hình bên trái, nơi đã từng chứng kiến bao cảnh đưa tiễn với kẻ ở lại tự hỏi không biết đến khi nào mình mới được đi định cư và người đi náo nức về một tương lai chứa chan hy vọng. Ngày nay, cầu tầu này không còn giữ vai trò quan trọng như xưa nữa sau khi một hệ thống sáu cây cầu có tên là Barelang Bridge (Jembatan Barelang) đã được xây cất để nối Batam với các hòn đảo phía đông nam. Hình bên phải, phái đòan VAHF đang phỏng vấn anh phó đoàn ký giả Lưu Dân về đời sống trong trại, nơi anh đã trải qua chín tháng trong khi tình nguyện làm điều hợp viên với văn phòng UNHCR trước khi đi định cư tại Úc vào đầu năm 1984. Anh Lưu Dân là tác giả của bài tường thuật rất chi tiết, “Về Bến Tự Do Bidong-Galang, 18.03 – 25.03.2005”, đăng trên tập Kỷ Yếu do AVBP ấn hành.

Phái đoàn VAHF thu hình chiếc thuyền mang số TV4050TS xuất phát từ Trà Vinh vào năm 1982, mang theo 21 người trong số đó chỉ có năm người sống sót cuộc hải trình. Theo lời của anh Lưu Dân, cơ quan BIDA đã tính đem con thuyền về trùng tu để trưng ở Viện Bảo Tàng Galang, nhưng hai lần kéo thuyền giây thừng đều bị đứt, nên họ bỏ cuộc.

Phái đòan hành hương Về Bến Tự Do 2012 chụp hình lưu niệm trước cổng chùa Quan Âm Tự, trái. Bên phải là bệnh viện do hội Hồng Thập Tự Nam Dương quản trị, nơi chào đời của khoảng 2,000 em bé và là nơi tẩm liệm 503 người đã bỏ mình tại Cửa Ngõ Tự Do, và mộ phần của họ tại Nghĩa trang Galang là chứng tích của một giai đoạn lịch sử về một hành trình đi tìm tự do bằng mọi giá không thể xoá bỏ.

Tượng Tình Nhân Loại (Statue of Humanity), trái, do thuyền nhân Nguyễn Văn Tuyên, Boat No. SS1716TA ID# 800022, tạc để tưởng niệm một nữ thuyền nhân tự sát sau khi bị hãm hiếp (theo http://refugeecamps.net/), đồng thời ghi nhớ Ngày Liên Hiệp Mồng 1 tháng Giêng, 1985 (như ghi trên bia). Cổng vào Nghĩa Trang Galang, phải, nơi an nghỉ ngàn thu của 503 thuyền nhân với một số em bé sinh ra trong trại nhưng yểu mệnh.

Phái đòan Về Bến Tự Do thắp hương cầu nguyện trước tấm bia mang những hàng chữ “Tưởng Niệm Đồng Bào Đã Tử Nạn Trên Đường Vượt Biển Tìm Tự Do” bằng tiếng Việt, Anh, Nam Dương và Trung Hoa.

Các thành viên trong phái đòan đi cắm hương nơi các mộ phần, trái. Phải, hai ngôi mộ của một cặp được mệnh danh là “Romeo & Juliette” của Galang. Theo lời kể thì cô Dương thị Ngọc Loan (10/10/1975 – 24/2/1993) và cậu Nguyễn Văn Phước (15/3/1974 – 24/2/1993) gặp và yêu nhau trong thời gian sống tại trại, nhưng gia đình cô Loan không bằng lòng. Khi Loan sắp cùng gia đình lên đường đi định cư, hai người yêu nhau quyết định cùng quyên sinh để không bị xa nhau.

Mỗi nấm mộ là cả một lịch sử. Trái, mộ của bé Dương Thái Bảo Chương, sinh ngày 26 tháng 10, 1982 và chết ngày 13 tháng 12 cùng năm. Thân nhân của em trồng một cây con trên đầu mộ em để tưởng nhớ. Chẳng dè 30 năm sau cây vươn cao chiếm luôn phần mộ, đẩy bia mộ ngả về phía trước, như thể (tôi không khỏi tưởng tượng) chính em Chương là cái cây nay đã 30 tuổi, vươn vai đứng dậy. Phải, anh Tèo (yêu cầu chỉ dùng tên cúng cơm vì lý do an ninh), nguyên là một thuyền nhân bị cưỡng bách hồi hương năm 1994 và người duy nhất trong đoàn Về Bến Tự Do đến từ Việt Nam, đang chỉ vào những nấm mộ nhỏ mà anh nói không phải của các em bé như tôi nghĩ. Đó là những nấm mộ của những người tình nguyện tự sát để phản đối lệnh cưỡng bách hồi hương vào giữa thập niên 1990 vì không đủ điều kiện hưởng qui chế tị nạn chính trị. Theo bản tin Reuters ngày 25 tháng 4, 1994, khoảng 500 thuyền nhân tại Galang biểu tình phản đối luật cưỡng bách hồi hương và 79 trong số những người tuyệt thực đã được đưa vào nhà thương điều trị. Theo thống kê của UNHCR ("Flight from Indochina", 1997) thì có khoảng 81,000 trong tổng số khoảng 840,000 tị nạn Việt tại khắp các trại tị nạn trong vùng Đông Nam Á đã bị trả về Việt Nam. Tèo, năm ấy còn vị thành niên, cũng nằm trong thành phần bị hồi hương. Chính mắt anh đã chúng kiến hai cảnh tự sát phản đối, một bằng mổ bụng và một bằng hỏa thiêu. Với Tèo, chuyến trở

lại thăm Galang đi tìm lại một thời tuổi trẻ lang thang lạc lõng tràn đầy xúc động, đã hơn một lần anh không ngăn được nước mắt. Ngày cuối cùng ở Batam sau khi đi thăm các đảo nơi có các mộ phần thuyền nhân ngoài Galang, mọi người sẵn sàng rời Nam Dương để đáp tầu về Singapore, Tèo năn nỉ hai anh đoàn trưởng và phó cho phép Tèo mướn taxi trở lại Galang thêm một lần nữa và đã được hai anh đồng ý. Riêng anh đoàn phó Lưu Dân còn tình nguyện đi theo Tèo cho chắc ăn vì theo nguyên tắc đoàn không để đoàn viên đi đâu một mình. Cùng đi với hai người còn có một đoàn viên nhiếp ảnh gia đến từ Mỹ chắc còn tiếc vài tấm hình chưa kịp chụp. Họ dậy từ 4 giờ sáng, lấy taxi đi xuống Galang, và trở về vừa kịp chuyến phà về Singapore vào lúc 12 giờ trưa.

Trái, phái đoàn VAHF đang phỏng vấn chị Nguyễn thị Yến Hương, một dược sĩ đến từ Pháp. Ngoài tôi (người duy nhất trong đòan 12 người hành hương Về Bến Tự Do là đi tị nạn từ cuối tháng Tư, 1975, qua ngả Guam, và vì đi bằng phi cơ nên đuợc anh chị em trong đoàn gán cho nhãn hiệu… phi nhân), chị Hương cũng không phải là cự thuyền nhân, mà là đi bộ qua ngả Lào khi mới 13 tuổi, nên được gọi là bộ nhân. Đây là chuyến Về Bến Tự Do thứ hai, gồm cả Galang và Bidong, của Hương. Chị cảm thấy gắn bó với lịch sử thuyền nhân một phần do kinh nghiệm tình cờ tìm ra được mộ phần của cậu em chồng chôn cất ở đảo Bidong, Mã Lai. Kể lại chuyện tình cờ tìm thấy mộ của em chồng trên Web site của AVBP, chị Hương không ngăn được nước mắt, phải ngưng lại nhiều phút chờ cho qua cơn xúc động. Cũng vậy là anh đoàn trưởng Trần Đông, phải, trong một giây xúc động khi kể lại một chuyến đi tìm mộ thuyền nhân trên các đảo rải rác trong vùng biển Nam Dương trong cuộc phỏng vấn dành cho VAHF.

Hội AVBP, Web site tại http://www.vnbp.org/, được thành lập từ năm 2004, nhằm tìm kiếm và trùng tu các mộ phần thuyền nhân, không phân biệt có tên hay vô danh, ở rải rác các nơi trong vùng Đông Nam Á, đồng thời ghi dấu lại các di tích thuyền nhân để các thế hệ sau biết mà tìm đến vì chính quyền Cộng Sản Việt Nam cố tình muốn xoá bỏ những di tích lịch sử này, để đồng thời bạch hoá tội lỗi của chế độ ngu muội hà khắc đã là nguyên do đẩy cả triệu người Việt ra biển đi tìm một đời sống có tự do và nhân phẩm. Các thuyền nhân không may này và phần mộ của họ chính là những chứng tích của một giai đọan lịch sử cần được duy trì và bảo vệ. Anh Đông, người đã vượt biển không-còn-đếm-được-bao-nhiêu-lần với bốn lần ở tù và hiện là một công chức chuyên về điện toán của chính phủ liên bang Úc, cho biết là AVBP hy vọng sẽ đúc kết thành quả hoạt động vào năm 2015, 10 năm tính từ chuyến Về Bến Tự Do đầu tiên vào năm 2005 qui tụ tới 150 người, trong đó có các vị lãnh đạo tôn giáo cùng tham gia để cầu nguyện và cầu siêu cho những người đã bỏ mình tức tưởi trên đường vượt biển đi tìm tự do.

Trại Việt Nam tại Galang đã được duy trì, mặc dù không được bảo trì lắm có lẽ vì thiếu ngân quỹ, như một di tích lịch sử, và đã từng tiếp nhiều du khách tới thăm trại. Hình trên bên trái, cư ngụ thường trực tại trại bây giờ là cộng đồng các chú khỉ thường tò mò kéo ra lộ xem du khách tới thăm trại. Hôm chúng tôi ghé thăm trại là ngày nghỉ lễ quốc gia của dân Nam Dương, nên thấy nhiều xe bus đưa du khách vào viếng trại, giữa. Phái đoàn Về Bến Tự Do chụp hình lưu niệm với vài du khách người Nam Dương đến từ Batam, trong khuôn viên nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm với phía sau là tượng Đức Mẹ (tôi nghĩ) Vượt Biển vì được dựng trong khoang thuyền tưởng niệm xây bằng xi măng, mang số VN.02.1985, có lẽ là ngày hoàn tất tượng đài.

Trong công viên Trại Việt Nam có một bảo tàng viện được thiết lập trong đó trưng bầy một số di vật và rất nhiều hình ảnh về sinh hoạt trong trại từ 1979 tới 2005 là năm AVBP hướng dẫn chuyến Về Bến Tự Do đầu tiên tới thăm trại. Tôi để ý cuốn sổ cho khách ký tên tại viện bảo tàng: chỉ trong mấy tháng đầu năm 2012 mà đã thấy số người ký tên chiếm tới gần nửa bề dầy của cuốn sổ, với nhiều tên Nam Dương. Tôi cũng ký tên mình vào đó, kèm theo lời cám ơn quốc gia Nam Dương đã duy trì trại cho các thế hệ sau có dịp chiêm nghiệm một chương sử đầy đau thương của những người đi tìm tự do bằng mọi giá, và cũng nói lên lòng nhân đạo, tình nhân loại của quốc gia nhận chứa họ trong giai đoạn chuyển tiếp.

Khung hình lôi kéo sự chú ý đặc biệt của các đoàn viên của chuyến Về Bến Tự Do là khung gồm những bức hình về các cuộc biểu tình chống cưỡng bách hồi hương vào giữa thập niên 1990, dưới tựa đề “Demonstrations of the Refugees to UNHCR, Demand the Appropriateness of Life”. Xem thôi không đủ, các bạn đồng hành của tôi còn giành nhau chụp hoặc thu hình lại những bức hình lịch sử trước cái nhìn có lẽ là ngạc nhiên của nhân viên an ninh đứng ở hậu cảnh trong hình bên trái.

Trái, một bức hình chụp lại bức ghi lại hình ảnh cuộc biểu tình của trên 500 thuyền nhân phản đối chương trình cưỡng bách hồi hương năm 1994. Theo lời của Tèo, một nhân chứng, thì nhóm người đeo băng trắng quanh đầu ngồi ở giữa là những người tình nguyện tự sát để phản đối lệnh cưỡng bách hồi hương. Không rõ có bao nhiêu người đã tự sát chết để phản đối lệnh cưỡng bách hồi hương. Phải, chị Nguyễn thị Yến Hương đến từ Pháp, trước tấm bảng gồm những hình căn cước của một số cư dân trong trại.

Hình trái và giữa là hai bức tranh do thuyền nhân vẽ -- tôi không tìm thấy tên hoạ sĩ, một phần cũng vì vội vì đang bị thúc hối rời trại để kịp chuyến tầu đi đến quần đảo Anambas ở phía đông bắc của Batam, nơi có một số mộ phần thuyền nhân nằm rải rác trên một số đảo. Hình bên trái là cảnh xác những chiếc thuyền đã được thuyền nhân dùng để vượt biển, được một hoạ sĩ thuyền nhân vẽ lại. Hình giữa là tranh vẽ cảnh các thuyền nhân hân hoan chào giã từ Galang để đi định cư. Hình bên phải là hình bìa của tập sách mỏng về Trại Việt Nam và các di tích và di vật hiện còn tại trại tôi mua được trong tiệm bán đồ lưu niệm tại Viện Bảo Tàng Galang với giá 30,000 rupiah, khoảng hơn 3 Mỹ kim. Tập sách 16 trang mang tựa đề “Museum Pulau Galang – Ex-Refugees Camp of Boat People on Galang Island - to be a historical witness of humanity” bằng tiếng Nam Dương và tiếng Anh. Phần tiếng Anh viết rất chuẩn và khéo ở chỗ người viết không đả động gì đến cụm từ “đi tìm tự do”, mà chỉ nhấn mạnh vào tình nhân loại, gọi đảo Galang là Đài Tưởng Niệm của Tình Nhân Loại (Monument of Humanity). Tuy vậy, theo chỗ tôi biết thì sau vụ đập phá bảng Tưởng Niệm và Tri Ân trong trại năm 2006 do áp lực của Hànội, Nam Dương đã có những nỗ lực hàn gắn sự đổ vỡ đã trở thành có tính cách quốc tế này sau những phản ứng mãnh liệt của cộng đồng người Việt hải ngoại. Những nỗ lực này phản ảnh qua cuộc phỏng vấn của nhật báo Người Việt ở Westminster, California, với tác giả Boat People, Carina Hoàng, có tại Web link http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=130497&zoneid=3

Trái, trụ sở UNHCR đổ nát. Nơi đây đã chứng kiến cảnh tự sát của một số thuyền nhân nhằm phản đối lệnh cưỡng bách hồi hương. Phải, ngôi nhà nguyên là nơi cư trú của vị giám đốc người Nam Dương mà thuyền nhân vui miệng gọi là “chúa đảo”, có phần vụ quản trị trại.

Miếu Ba Cô dưới cây bồ đề lớn không xa trụ sở UNHCR là mấy. Theo lời kể của anh Lưu Dân và cũng được ghi lại tại Web site http://refugeecamps.net/, hai trong ba cô là hai chị em vượt biển bị hải tặc hãm hiếp nhiều lần. Đã vậy, khi tới đảo thay vì là thương cảm thì một số người đã nhìn họ bằng cặp mắt coi thường. Theo anh Lưu Dân thì giọt nước làm tràn cái ly là khi hai chị em bị buộc tội ăn cắp cái bóp của một bà thiện nguyện viên người Mỹ. Chịu không nổi nữa, hai chị em rủ nhau treo cổ tự sát. Cái bóp về sau kiếm lại được, do một người đàn ông ăn cắp thú tội. Cô thứ ba cũng cùng cảnh ngộ bị hải tặc hãm hiếp, quá tủi hổ nên tự sát về sau này. Người trong trại thương cảm lập miếu thờ. Chúng tôi tới thắp nhang, đốt vàng mã và cầu nguyện cho vong hồn các cô siêu thoát, an bình nơi mỉền vĩnh cửu.

Hình trái, lối vào nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Hình giữa bên trái là bên trong nhà thờ, một bên là tượng Đức Mẹ Maria với hàng chữ “Mẹ Nguồn Cảm Thông” và một bên là tượng Thánh Giuse với hàng chữ “Cha Niềm An Ủi”. Trong khuôn viên bên hông nhà thờ là một pho tượng Đức Mẹ mặc áo dài Việt Nam xanh da trời tay bồng Chúa Hài Đồng, có lẽ là do một thuyền nhân nghệ sĩ tạc. Cho chắc ăn, một pho tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu có hình bản đồ Việt Nam trên một con thuyền bằng xi măng mang số VN.02.1985 (có lẽ là thời gian tượng được hình thành) được dựng gần đó. Hình ảnh một người mẹ, qua Đức Mẹ Maria, chắc chắn đã là niềm an ủi vô biên đối với các thuyền nhân có đạo Thiên Chúa, cũng như Phật Bà Quan Âm (Ảnh Internet) đối với các thuyền nhân theo đạo Phật.

Hai hình trên là trại Galang xưa, trông rất ít cây cỏ. Sau 30 năm, phần lớn những nhà cửa đã không còn, và cây cối mọc xum xuê như rừng. (Ảnh tư liệu của Abdullan Gani)

Thăm mộ thuyền nhân trên đảo Letong

Sau 8 giờ ngồi tầu nhỏ siêu tốc, chúng tôi tới đảo Letong (cái hình bong bóng đỏ có chữ A trong hình của Google Maps bên trái) trong quần đảo Anambas, một hòn đảo nằm ở đông bắc của Singapore và khá gần với mũi Cà Mâu của Việt Nam ở hướng bắc. Tại Letong có một nghĩa trang trong đó có trên chục nấm mộ thuyền nhân. Theo người của phái đòan, thuyền của những người này giạt vào một hòn đảo nhỏ, hình giữa, đối diện với Letong, vào cuối thập niên 1970. Một bữa họ đi thuyền qua Letong để mua đồ, gặp bão, thuyền bị đắm và chết đuối. Dân đảo thấy họ gặp nạn nhưng đang lúc bão lớn nên đành bó tay. Xác họ được dân đảo vớt và mang chôn trên đồi, hình bên phải.

Ngay sau khi nhận phòng và nghỉ ngơi qua loa, chúng tôi mang nhang đèn vàng mã leo đồi tới viếng mộ thuyền nhân, các hình trên. Theo Carina Hoàng, tác giả Boat People, thì năm 2009 chị hướng dẫn thân nhân của những thuyền nhân này tới đây thuê người xây mộ đặt bia cho những người xấu số, do đấy mà mộ phần của thuyền

nhân nơi đây trông khá mới và khang trang. Những thân nhân này tìm thấy mồ mả của thuyền nhân là nhờ chị Carina sau khi tìm thấy những ngôi mộ này đã chụp hình và đưa lên Web site của chị tại carinahoang.com. Cũng trong chuyến đi tìm mộ người em họ lần đầu tiên vào năm 1998, với sự giúp đỡ của một sĩ quan chỉ huy trong Hải Quân Nam Dương, chị Carina đã tới được đảo Kuku, nơi chị, hồi còn là một cô bé, là một trong khoảng 40,000 thuyền nhân đã tạm trú nơi đây. Trên 200 thuyền nhân bỏ xác lại đảo vì tình trạng sinh sống quá nghiệt ngã, bên cạnh sự đối xử tàn ác, gồm cả hãm hiếp, của một số quân nhân Nam Dương vô kỷ luật có phần vụ coi trại của những người mà họ coi là nhập cư bất hợp pháp.

Thăm mộ thuyển nhân trên đảo Kuku

Ngay sáng hôm sau khi đến đảo Letong, chúng tôi đáp thuyền nhỏ đi đảo Kuku cũng trong vùng quần đảo Anambas với Letong, hình bên trái. Giữa, phái đoàn Về Bến Tự Do chụp hình lưu niệm trước cổng dẫn vào trại tị nạn Kuku cũ. Tiếp chúng tôi tại đây có đại diện của cơ quan tư nhân Turism Anambas, anh Indra Syahputra trông như một sinh viên và có trang bị một cái tablet, loại giống như iPad, và một số nhân công đi theo để giúp dọn dẹp mộ phần, ghi và đánh dấu các ngôi mộ mới tìm được. Phải, đường lên nghĩa trang nơi có vài chục nấm mộ khá cheo leo và đầy cây cối, không được quang đãng như trong một bức ảnh chụp cũng quãng đường này của chị Carina (không đề ngày) cung cấp cho nhật báo Người Việt cách đây một năm. Indra sau đó có tháp tùng phái đòan chúng tôi qua cả đảo Air Raya gần đó, và cho biết, theo sự ghi nhận của anh, hai đảo này chứa 275 mộ phần, kể cả 96 mộ mới tìm được.

Phái đòan thắp nhang, đốt vàng mã, cầu nguyện rồi đi các mộ cắm hương mong sưởi ấm phần nào người quá cố nằm rải rác biên cương mồ viễn xứ (thơ Quang Dũng), trong khi Triều Giang của VAHF ghi chép cho một bài tường thuật chuyến đi thăm mộ phần thuyền nhân, hình bên phải. Cũng trong hình này, trên nấm mộ ở góc tay mặt là một tấm bia có chữ VBP, tắt của Vietnamese Boat People, là tấm bia anh Trần Đông đang đặt làm để đặt lên tất cả những ngôi mộ thuyền nhân, đặc biệt những ngôi mộ vô danh.

Vì một sân bay trực thăng được thành lập ngay sát các mộ phần thuyền nhân trên đồi, nên về sau nghĩa trang trên đảo Kuku được rời xuống phía dưới. Bên trên là hình những mộ phần còn lại trên đảo Kuku, kể cả mộ cũ vừa mới tìm ra hôm chúng tôi tới viếng.

Đài tưởng niệm thuyền nhân trên bờ biển Kuku do chính quyền địa phương xây. Bên trong con thuyền bằng xi-măng có một số tên thuyền nhân đã bỏ mình được ghi lại bằng sơn mầu đỏ. Con thuyền tưởng niệm mang số VT.075, số của con thuyền đã chở Carina Hoàng vượt biển năm xưa được mượn để khắc vào con thuyền xây làm đài tưởng niệm, chị cho biết trong một cuộc phỏng vấn giữa năm ngoái với nhật báo Người Việt ở Nam California. Chị Carina cho biết chính quyền địa phương cũng dự tính xây một đài kỷ niệm thuyền nhân trên đảo Air Raya nữa.

Viếng mồ mả thuyền nhân trên đảo Air Raya

Bên trên là một số hình ảnh của các mộ phần thuyền nhân trên đảo Air Raya, không xa Kuku bao nhiêu, nằm giữa khu rừng nhiệt đới trên đảo. Chúng tôi vào đốt hương, vàng mã và cầu nguyện đúng lúc trời đổ cơn mưa rào, tuy vậy ai cũng vẫn mồ hôi nhễ nhại. Sau đó chúng tôi mỗi người được một trái dừa to “hơn chị Thái”, một người trong đoàn nói đùa khi thấy tôi bưng húp trái dừa vừa to vừa nặng, do các anh nhân công leo lên hái xuống cho.

Những nấm mộ không tên trên đảo Keramut

Rời Letong, chúng tôi lên thuyền đi Terempa, một hòn đảo cỡ trung trong quần đảo Anambas. Dọc đường, chúng tôi ghé đảo Keramut, nơi có hai nấm mộ do người dân đảo còn nhớ được đã mách cho. Vào khoảng cuối thập niên 1970, rất nhiều thuyền tị nạn giạt vào vùng biển nhiều đảo nhỏ và đá ngầm này. Kết quả là dân địa phương đã bắt gặp nhiều xác thuyền nhân bị sóng đánh giạt vào bờ. Họ đem những xác đó lên chôn cất, may

mắn thì người chôn nhớ hay được truyền khẩu về nơi chôn với đôi phiến đá dùng để đánh dấu chỗ chôn nạn nhân. Đó là trường hợp của hai nấm mộ vô danh trong vườn dừa phía sau một làng đánh cá trên đảo Keramut. Theo anh Lưu Dân, có thể đằng sau ngọn đồi trên đảo còn nhiều nấm mộ như thế này, vì theo thống kê của UNHCR, hàng trăm ngàn người đã bỏ mạng trên đường đi tìm tự do từ năm 1975 tới cuối thập niên 1980. Chúng tôi lặn lội tới thắp hương, đốt vàng mã, khấn vái cầu nguyện cho người xấu số.

Hình trên, trái và giữa, các đoàn viên cầu nguyện cho các thuyền nhân không may. Hình bên phải, anh Lưu Dân, một người nhớ rất nhiều thơ và ca dao, đang cầm chai nước giả làm rượu rưới xuống hai mộ phần thuyền nhân, miệng đọc mấy câu thơ của Tô Thùy Yên (bài “Ta Về”) khiến tôi chợt nghe rưng rưng: Ta về như lá rơi về cội / Bếp lửa nhân quần ấm tối nay / Một chén rượu nồng xin rưới xuống / Giải oan cho cuộc bể dâu này.

Thêm những nấm mộ không tên trên đối Terempa

Tới Terempa, chúng tôi lấy phòng trọ xong rủ nhau đi thăm hai ngôi mộ thuyền nhân vô danh trên một ngọn đồi. Theo các anh AVBP thì một vị mục sư người Nam Dương tìm thấy hai xác thuyền nhân bèn đưa lên chôn ở triền đồi trong phần đất thuộc quyền sở hữu của ông. Trước khi mất ông để lại di chúc dặn con cái không bán miếng đất đó. Người con khi nghe có phái đoàn AVBP đi tìm mồ mả các thuyền nhân bèn liên lạc và hướng dẫn họ tới hai phần mộ này. Anh Trần Đông cho biết sẽ cho xây lại những mộ phần ở đây cũng như tại những nơi chúng tôi đã tới viếng, với mỗi mộ phần sẽ mang một tấm bia trên đề VBP, tắt của Vietnamese Boat People.

Về Bến Tự Do không chỉ là những mộ phần…

Chuyến đi thăm trại Galang và mộ thuyền nhân ở các đảo Kuku, Air Raya và Terempa không hẳn chỉ có vậy. Chúng tôi cũng được đôi ba ngày xen kẽ nghỉ ngơi đi thăm thú một số đảo và bãi biển nổi tiếng của Nam Dương -- quốc gia của những quần đảo và những người dân hiền hoà, chân thật, một đặc tính của người dân hải đáo. Trên, từ trái, bãi biển Letong cát trắng mịn, nước trong và sạch. Giữa, biển Water of God nổi tiếng là nước trong như pha lê, mầu ngọc lam biếc nhìn như muốn bị hút hồn. Và bên phải, hòn đảo Temawan nhỏ tí xíu, đi dăm phút đã về chốn cũ (Thơ Vũ Hữu Định, bài “Còn Chút Gì Để Nhớ”). Tôi chợt để ý là hòn đảo không có một gốc cây dừa mặc dù không thiếu những cây lá xum xuê khác, khác với những hòn đảo khác mà chúng tôi đã ghé qua hay trông thấy và nhìn đâu cũng thấy dừa. Tình cờ trong lúc đi vòng quanh đảo tôi tìm thấy một quả dừa khô đã trổ mầm có lẽ trôi giạt tới đây từ một hòn đảo nào đó, hình bên phải, nên đem về nhờ một anh trong đoàn trồng, để tưởng niệm các thuyền nhân đã qua đời và xác chôn đâu đó tại những hòn đảo trong vùng.

Nếu sau này có dịp nào bạn ghé đảo Temawan mà thấy cây dừa duy nhất mọc ngạo nghễ trên đó, đó là cây dừa tưởng niệm thuyền nhân của chúng tôi trồng ngày 22 tháng 5, 2012 đấy, nghe.
 [TD, 05/2012]

Friday, March 23, 2012

Pulau Bidong Hải Đảo bị Lãng Quên





Pulau Bidong có một lịch sử khác thường từ một trại tỵ nạn, hải đảo này đã âm thầm trở nên một điạ điểm thăm viếng cho các du khách cựu thuyền nhân. Đó là điều ghi nhận được Bộ Trưởng Văn Hóa, Thanh Niên và Du Lịch, Datuk Paduka Abdul Kadir Sheikh Fadzir trình trước Quốc Hội hôm thứ Tư vừa qua. Tuy vậy, vẫn chưa có một điều nào được thực hiện để bảo tồn trại tỵ nạn cũ, một thời đông đảo. Phóng viên Meng Yew Choong.

Lần trở lại Bidong, tôi được nhắc nhở lần nữa về sức mạnh của thiên nhiên và những thuyền nhân chúng tôi đã may mắn đến cỡ nào, sống sót qua chuyến hải hành dài, trên một con thuyền mong manh dài 10,5 mét chứa 61 người. Tôi nhớ đến những người đàn ông Mã Lai da ngăm đen, quấn sà rông (sarong) đi trên hai chiếc thuyền, đã rất tử tế cho chúng tôi nước uống và thực phẩm. Đúng thế, tôi đã gặp lại họ trong chuyến viếng thăm tháng Ba vừa qua. Họ là những vị anh hùng, những thiên thần trong tim và tôi sẽ không bao giờ quên những hình ảnh của họ. Cũng trong chuyến đi này, tôi muốn nói, hầu hết tất cả đều là những người tốt. Một ấn tượng đẹp đẽ khi biết rằng, có những người không quen biết hoặc chưa từng gặp vẫn mở rộng vòng tay giúp đỡ cho chúng tôi tạm trú. Daniel Nguyễn, cựu thuyền nhân Pulau Bidong.
Daniel Nguyễn là một trong số 1,6 triệu người Việt Nam, từ năm 1975 đến cuối thập niên 1980s, đã làm một cuộc hành trình đầy nguy hiểm, băng qua biển Nam Hải tìm tự do. Gần 255 ngàn người tỵ nạn đã đến được bờ biển Mã Lai và đa số được đưa đến hải đảo Pulau Bidong thuộc Terengganu.
Nhưng tên Bidong nghe rất xa lạ trong thế hệ trẻ người Mã Lai sau này. Một người bạn học của tôi, đã gần 30 tuổi đời vẫn chưa hề nghe nói đến hải đảo này. Một số ít người khác, sự hiểu biết của họ rất mơ hồ, không hoàn toàn biết rõ những chuyện xẩy ra trên hải đảo rộng 260 mẫu.
Nói sơ qua về lịch sử, đợt thuyền nhân (danh từ thường dùng để gọi những người tỵ nạn bằng thuyền) đầu tiên rời bỏ miền nam Việt Nam, sau khi cộng sản miền bắc chiếm được thủ đô Saigon năm 1975. Đến năm 1978, tình hình Việt Nam trở nên bết khi người Trung Hoa xâm lăng khu vực phiá bắc Việt Nam, gây nên sự nghi kỵ nhóm thiểu số người Việt gốc Hoa. Trong khi tài sản của họ bị chính quyền tịch thâu, việc làm ăn buôn bán của họ gần như bị chận đứng, nhiều người Hoa đã mua “giấy thông hành” ra khỏi nước, trả bằng vàng để được an toàn ra đi.

Và từ đó, đưa đến một phong trào di cư khổng lồ của người Việt Nam, trên những chiếc thuyền mong manh, vượt đại dương đi tìm một tương lai tốt đẹp hơn. Đó cũng là phương tiện để Daniel Nguyễn đến Pulau Bidong.
Ông ta đến bờ biển Mã Lai vào buổi tối hôm 14 tháng Tư năm 1980, và hai ngày sau được đưa đến đảo Pulau Bidong. Bẩy tháng sau, Daniel Nguyễn giã từ hải đảo để đi định cư tại Hoa Hỳ.

Mặc dầu điều kiện sinh sống trên đảo không được đầy đủ nhưng Pulau Bidong là một nơi dung thân cho những ai trốn tránh sự đàn áp của chế độ cộng sản, vào thời điểm đó. “Nhìn lại, thời gian tôi trải qua nơi trại tỵ nạn Pulau Bidong là một giai đoạn đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi. Chúng tôi đã phải làm việc rất cực nhọc, nhưng nghĩ lại đó là thời gian xúc động tình người”. Đó đà câu trả lời của Daniel Nguyễn qua điện thư (email).
Từng chiếc thuyền con chở người tỵ nạn đến bờ biển Mã Lai, bỗng dưng gia tăng nhanh chóng như nước lũ làm cho các cơ quan thiện nguyện phải yêu cầu Liên Hiệp Quốc cũng như chính quyền Mã Lai giúp đỡ. Trong tháng Tám năm 1978, chính quyền Mã Lai lập trại tỵ nạn Pulau Bidong ngăn cách với công chúng. Vào lúc cao điểm, có đến 40 ngàn người tỵ nạn tạo nên một Saigon nhỏ với những kiến trúc bằng gỗ và kẽm. Từ đất liền Mã Lai có thể nhìn thấy đèn trên đảo, ngoại trừ giờ giới nghiêm (11 giờ 30 đêm đến 6 giờ sáng).

Giới thẩm quyền, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tài trợ trại tỵ nạn, trong khi hội Red Crescent (hình lưỡi liềm – như hội Hồng Thập Tự) người Mã Lai lo việc điều hành trại tỵ nạn. Họ xây dựng trong trại một trung tâm hành chánh, một trường học, một nhà thương và một thư viện. Họ cũng để cho người tỵ nạn mở quán hàng buôn bán trong trại. Những người tỵ nạn nhiều đức tin, xây dựng thêm một ngôi chùa và một nhà thờ mà vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay.
Năm 1989, chính quyền Việt Nam đồng ý cho người tỵ nạn hồi hương, chấm dứt câu chuyện tỵ nạn, vấn đề thuyền nhân. Đến năm 1991, đảo Pulau Bidong không còn được dùng làm trại tỵ nạn, chính quyền trung ương Mã Lai trả lại cho chính quyền Terengganu. Tuy nhiên quy chế (khu vực cấm) vẫn dây dưa đến năm 1999. Ngay cả du khách đến thăm viếng vẫn không được phép chụp ảnh và hải đảo có cảnh sát, binh sĩ Mã Lai canh gác.

Khi phóng viên báo chí, tờ “The Star’s WeekEnder” đến thăm Pulau Bidong trong tháng Sáu năm 1999, gần hết các kiến trúc trên đảo đã bị xụp đổ hoặc cây cối che phủ. Lúc tôi đến, vấn đề mục rữa trở nên bết, tôi bị xụp xuống sàn gỗ đang hư hại của nhà thờ.
Nếu thiên nhiên “bỏ qua” một kiến trúc nào đó, việc trộm cắp chắc chắn sẽ không tha. Kẻ trộm làm hư hại rất nhiều những đồ vật mang tính chất lịch sử hoặc có giá trị trong kỹ nghệ du lịch, sau năm 1999 khi PSA (có lẽ là một đảng phái chính trị) thắng cử trong tháng Mười Một năm 1999.

Theo lời một ngư dân điạ phương, không còn lính canh gác nữa (Rela) sau năm 1999. “Chính quyền PSA không muốn trả lương cho họ”. Sau đó nhiều kiến trúc trong trại tỵ nạn đã bị tháo gỡ và nhiều cái khác bị thiêu đốt (hai cái trong tháng Ba vừa qua).
Kiến trúc lớn làm trung tâm hành chánh đã bị tháo hết ván gỗ, chỉ còn lại nền xi măng. Tất cả những dụng cụ để lại trong xưởng dậy nghề đều bị đập phá. Sự hư hại lan qua mấy bức tượng trong chùa hay trong nhà thờ.

Tuy nhiên vẫn có mấy kiến trúc tồn tại qua bao năm tháng. Quan trọng nhất là bức tượng người cha lôi kéo con gái mình lên từ nước biển. Bức tượng vẫn còn đứng vững như đón chào du khách. Ngoài bức tượng còn những tấm bia bằng xi măng, thuyền nhân ghi khắc như lời tạ ơn đấng Tối Cao đã cứu sống họ qua cuộc hành trình nguy hiểm, và cũng để tưởng niệm những thuyền nhân kém may mắn. Những bia đá cho những ai chết trên đảo.
Những hư hại trên đảo không có nghiã chính quyền điạ phương không quan tâm đến việc bảo tồn trại tỵ nạn. Từ đầu năm 1992, một năm sau khi Pulau Bidong được trả lại cho chính quyền Terengganu, được biết chính quyền điạ phương đã có dự án bảo trì trại tỵ nạn để thuyền nhân có thể trở về thăm viếng.

Điều đáng buồn là sau đó, chẳng ai nhắc đến dự án. Nhưng mới đây, câu chuyện Pulau Bidong và thuyền nhân như sống lại, viện bảo tàng Terengganu mở cuộc triển lãm kéo dài một tháng, trưng bầy hình ảnh trại tỵ nạn. Theo lời phó giám đốc viện bảo tàng, Che Mohd Azmi Ngah, việc triển lãm để cho mọi người biết lịch sử hấp dẫn của đảo Pulau Bidong mà nhiều người Mã Lai không biết đến chuyện này.
“Kết cuộc, nhiều vật lưu niệm trên đảo đã bị lấy mất, phần lớn do các ngư dân điạ phương. Hy vọng cuộc triển lãm sẽ nhiều người chú ý và chính quyền sẽ phải bảo vệ những gì còn lại của trại tỵ nạn”. Che Mohd nói thêm, từ đầu năm chính quyền điạ phương đã có buổi hội thảo với các cơ quan trong vấn đề phát triển đảo Pulau Bidong.

Trong khi chính quyền điạ phương hứng khởi về kỹ nghệ du lịch, hai câu hỏi được đặt ra: Du khách là những ai? Và ai sẽ lo việc bảo trì? Theo lời Alex Lee, giám đốc công ty du lịch Ping Anchorage Travel, văn phòng ở Terengganu, có vài nhóm muốn xây dựng kỹ nghệ du lịch trên đảo. “Tuy nhiên, tôi không đồng ý chuyện này, chính quyền điạ phương nên bảo trì trại tỵ nạn như chính quyền tiểu bang California bảo quản khu phố xưa thời gian đi tìm vàng (gold rush).” Cũng theo ông Lee, lịch sử đảo Pulau Bidong rất lôi cuốn, tuy nhiên cần phải tu sửa, bảo trì trước.
Theo ông Nguyễn, ông ta tin rằng nhiều cựu thuyền nhân muốn quay trở về để thăm viếng. “Tuy nhiên còn nhiều khiá cạnh khác. Nhiều người cho rằng những kỷ niệm “làm thuyển nhân” rất đau lòng để làm sống lại. Nhiều phụ nữ, con gái bị hải tặc cưỡng bức, đàn ông bị đánh đập, giết chết. Thêm sự sỉ nhục là một người tỵ nạn.”

Theo ông ta chuyến viếng thăm Pulau Bidong trong tháng Ba vừa qua là một chuyến đi hành hương, chuyện tinh thần cá nhân. “Cá nhân tôi muốn ở lại qua đêm nếu được phép. Khi các con tôi khôn lớn, tôi muốn đưa chúng đi thăm Pulau Bidong để chúng biết thêm về lịch sử gia đình mình”.
Ông Nguyễn thông cảm, sự tốn kém trong việc bảo trì trại tỵ nạn Paulau Bidong. Tuy nhiên sự hủy hoại gây cảm tưởng như mất mát một điều gì… Đó cũng là một phần của chúng tôi, một phần trong lịch sử Mã Lai.


Sungkyunkwan University
Department of Computer Education
March 23, 2012

vđh


<><><><><><><><><><><><><><><><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <><>
Forgotten isle
Pulau Bidong's unusual past as a refugee camp has become a quiet tourist draw for many former Vietnamese boat people, a development that was noted by Culture, Youth and Tourism Minister Datuk Paduka Abdul Kadir Sheikh Fadzir in Parliament on Wednesday. Yet, nothing has been done to preserve the poignant remains of the one bustling camp, reports MENG YEW CHOONG.




Sunday, September 29, 2002
Forgotten isle
Photos by Meng Yew Choong 
Pulau Bidong's unusual past as a refugee camp has become a quiet tourist draw for many former Vietnamese boat people, a development that was noted by Culture, Youth and Tourism Minister Datuk Paduka Abdul Kadir Sheikh Fadzir in Parliament on Wednesday. Yet, nothing has been done to preserve the poignant remains of the one bustling camp, reports MENG YEW CHOONG. 
COMING back to Bidong, I was reminded once again of the powerful forces of nature and how lucky we were to have survived that journey in a leaky boat 10.5m long with 61 people on board. I was reminded of the dark-skinned Malay men in sarong in two boats who were so kind to give us water and food to carry on. Yes, I met them again last March. They are the heroes and the angels in my heart. I will never forget those images for the rest of my life. On this trip, I was also reminded that most people are good people. It was a beautiful feeling to realise that people whom I had never known or met would extend a helping hand and set aside an island for our temporary housing needs. – Daniel Nguyen, former Pulau Bidong boat person 
Daniel Nguyen was among the 1.6 million Vietnamese who, from 1975 to the late 1980s, made the perilous journey across the South China Sea from their troubled homeland in search of a safe haven.  
<><><><><><><><><><><><><><><><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <><>
Almost nothing is left of the jetty that served Pulau Bidong's boat people.
Nearly 255,000 of them ended up on the shores of Malaysia and most were placed on the tiny island of Bidong, off Terengganu.  
But Bidong is a name that does not ring a bell among the younger generation of Malaysians today. My colleague who is nearly 30 years old had never heard of the island. For those who have, their knowledge is vague and they do not fully understand the significance of that 260ha isle.  
For a bit of history, the first batch of boat people (the popular term for them) fled South Vietnam after the communist North captured the capital, Saigon (since renamed Ho Chi Minh City) in 1975. 
However, the situation took a turn for the worse in 1978 when China invaded the northern part of the newly-reunified Vietnam, which gave rise to fierce sentiments against the minority Vietnamese of Chinese descent. 
With their assets being seized by the government, and their businesses grinding to a halt, many ethnic Chinese resorted to buying a safe passage out of their own country by paying hefty prices in gold.  
And thus began the huge exodus of the Vietnamese in often grossly overloaded un-seaworthy vessels across the ocean in their quest for a better tomorrow. That was how Nguyen arrived, too. 
<><><><><><><><><><><><><><><><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <><>
The most visible landmark near the jetty is this statue of a father dragging his daughter out of the ocean. This is easily the most touching symbol on Malaysian shores of the suffering endured by the Vietnamese boat people in their quest for a better life.
He landed on the shores of Malaysia in the evening hours of April 14, 1980. Two days later, he was transferred to Bidong. He left the island seven months later for resettlement in the United States.  
Although living conditions on the island were far from ideal, it represented a sanctuary to those fleeing a repressive communist regime at that time.  
“In retrospect, the time I spent in Bidong was one of the most special in my life. We had to work very hard but when I look back, it was a heart-warming experience,’’ said Nguyen via e-mail.  
The trickle of refugees arriving on the shores of Malaysia turned into a flood in no time, and the overwhelmed non-governmental organisations had to appeal to the United Nations and the Malaysian Government for help. 
In August 1978, the Government gazetted Bidong as a refugee camp and it became off limits to the public.  
At its height, Bidong had some 40,000 refugees at any given time and it was a veritable mini-Saigon with its sprawling settlements of wood and zinc. From the mainland, the island lights were visible at night (at least before the curfew hours of 11.30pm to 6am). 
The authorities – UN’s High Commissioner for Refugees sponsored the camp while the Malaysian Red Crescent Society ran the daily operations – had built an administration centre, a school, a clinic, a library and had allowed the refugees to set up shops. The faithful among them built a Buddhist temple as well as a Catholic church, which still stand today. 
In 1989, Vietnam agreed to the repatriation of the boat people which finally ended the sea exodus of its people. 
By 1991, Bidong was no longer needed as a refugee detention centre and the Federal Government officially handed back the island to the Terengganu government. But its status as a restricted zone lingered until 1999. 
Even when visitors were finally allowed, no photography was allowed and the island remained under guard. 
When The Star’s WeekEnder visited it in June 1999, most of the buildings were already on the verge of collapse or largely overgrown. 
When I visited a fortnight ago, the rot had gotten even worse; I fell through the rotted wooden flooring of the church.  
<><><><><><><><><><><><><><><><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <><>
The sad remains of a church in which the faithful once worshipped.
Even if nature had left some things alone, vandals certainly had not. They did a lot of damage to relics with historical value (and tourism potential) after 1999, when the PAS won the state in the November 1999 general election.  
According to a local boatman, there were no more Rela (Home Guard) members on duty after 1999 as the “PAS government did not want to pay for them”. 
Since then, many buildings have been stripped of their planks, and quite a few had been torched (two of them as recently as March). 
The only jetty serving the island had also been completely stripped of its wood, and only its concrete foundations remain. Whatever equipment that remained in the vocational workshops had been smashed, and the damage also extended to religious statues in the temple and church.  
However, some structures have survived unscathed through it all, and the most important one is the statue of a father pulling his daughter out of the sea that greets visitors near the site of the former jetty. 
Also surviving are the numerous cement plaques expressing the boat people’s sense of profound gratitude to the Almighty for having survived the journey, as well as to remember those who did not. Gravestones marking those burial plots of those who died on the way, or on the island, can also be found if one knows where to look for them.  
This does not mean that there has been no interest from the state government in preserving the structures in the camp. As early as 1992, a year after the Feds handed the island back to Terengganu, it was reported that there was a proposal to preserve the relics so that former boat people could return and see their past.  
Sadly, nothing ever materialised. But interest seems to have been revived: the Terengganu state museum is holding a month-long photo exhibition till Oct 6. 
According to the museum’s deputy director, Che Mohd Azmi Ngah, the exhibition is to raise awareness of the island’s interesting past as “many Malaysians have absolutely no idea about the place”. 
“And as a result, many of the relics on the island are being vandalised, mostly by local fishermen. 
“It is hoped that with greater awareness among the people, the authorities would be spurred to undertake some form of preservation of whatever that remains there now,’’ explained Mohd Azmi. 
He added that the state government also held an inter-agency workshop early this year on how to best develop the island.  
While it appears that the state government appreciates Bidong’s tourism potential, the big question is: What kind of tourism? And, more importantly, who is going to restore the relics first? 
According to Alex Lee, proprietor of Kuala Terengganu-based Ping Anchorage Travel and Tours, there has been interest by some parties in building resorts on the island.  
“However, I’m against mass resort-style development for Bidong. Instead, the state should establish heritage development similar to what was done with the abandoned towns of the California gold rush. 
“As nearby Pulau Redang and Tioman (off Pahang) are already very developed and commercialised, Bidong should be developed in a different way,’’ said Lee, whose company is the sole tour operator that offers a day-trip package to Bidong with a Kuala Terengganu tour thrown in.  
Granted, the refugees themselves also did a lot of damage to Bidong as they stripped the island of a lot of vegetation. It is also undeniable that the construction of the jetty and the mooring of supply ships also damaged the corals at the beachfront more than two decades ago.  
But in comparison to other islands, Bidong is still in pristine condition and should kept that way, said Lee. 
To him, Bidong’s history is the main selling point, with its marine life a close second. “But someone would have to restore the island first.’’ 
In this regard, it is unlikely that the state will fork out the money for it. “The state museum alone cannot pay for the Bidong Memorial as we are cash-strapped,’’ said Mohd Azmi. 
Nevertheless, irrespective of how Bidong looks like today, there is no lack of interest from the former Bidong dwellers (and their offspring).  
Nguyen said he believed most of Bidong’s refugees were “definitely receptive” to going back to visit. 
“However, there are other factors as well. For many people, the memories of being a boat people are too painful to re-live. Girls and women were raped by pirates and men were beaten and killed. There’s also the humiliation of being a refugee...” he said. 
For him, his visit to Bidong in March was “like a spiritual and personal pilgrimage.” 
“Personally, I would have liked to stay overnight if I could. When my kids are old enough, I would like to take them to Bidong to see their family history.”  
Nguyen added that he “understood the economics of not maintaining Bidong” so he did not grieve. 
“Still, I felt a sense of loss to see it abandoned like that. Bidong was a painful experience that we (former refugees) don’t want to re-live. However, it’s a part of our heritage as much as it’s a permanent part of Malaysian history now. 
“Ideally we should work together to maintain a cultural sanctuary for Bidong. It should remain a beacon of freedom, a symbol of Malaysian charity and hospitality and a gesture of friendship between two peoples. 
“The boat people created a memorial on the island dedicated to the cause and the Malaysian people. It should be something all boat people should take their children (born in the United States, Canada, Australia, France, Germany, etc) to see. 
“But it should be seen by all Malaysians as well.” 








<><><><><><><><><><><><><><><><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <><>
Sunday, September 29, 2002
Getting to Bidong
PING Anchorage Travel and Tours started its Bidong package in 1999, and, thus far, the majority of tourists are Vietnamese and Western nationals. 
In fact, the company is in talks with foreign tour operators to bring in a large group of former boat people for a reunion on Bidong some time next year.  
“We will try to sell it as a package for no one will fly in here just to see Bidong. We’ll probably have to throw in Kuala Lumpur and Kuala Terengganu tours to complement the package, which can then sell year after year. Vietnamese agents in the United States and Europe have made enquiries and some have even surveyed the island,’’ said Alex Lee, proprietor of the Terengganu-based company Sadly, most Malaysians are not particularly interested in the historical aspects of Bidong. 
Said Lee: “Marketing the heritage part alone to Malaysians will not work, although public awareness of it is slowly growing. Given that Malaysians are not heritage-conscious, we have to sell the colourful fishes as well. So far, local tourists only come ashore to take a cursory glance at the campsite, then hurry off to snorkel or to dive. 
<><><><><><><><><><><><><><><><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <><>
The Vietnamese boat people had a thriving community on Pulau Bidong.- Photo from memorial website dedicated to the UNHCR.
 
One can hardly blame them: Pulau Bidong is a sad, rotting shell of its past as a bustling refugee camp. 
In its heyday, this once bustling “township” had amenities like hair and nail salons (separate ones for men and women), bakeries, a music shop, noodle shops, and a stage for weekly cultural and musical performances. 
However, it is hard to tell what structure is a bakery or a nail salon, for the signs are no longer around and the structures, built mostly of wood, are in a terrible state.  
Thankfully, four of the most important relics on Bidong are still pretty much intact, despite the effects of of the weather and acts of vandalism largely attributed to uneducated local fishermen who stop over on the island to rest.  
These relics are the Buddhist temple (with a statue of Guan Yin, or Goddess of Mercy, still intact), the Catholic church (the crucifix and the statue of Christ can still be seen), and two cement memorials with very touching words (some in English) inscribed on them. 
In addition, there are two cemeteries on the island where the boat people were buried according to their respective faiths (most were Buddhist, Catholic or Cao-Daist).  
Visitors normally take a speedboat to Bidong, which is 20 nautical miles from Kampung Merang, a sleepy fishing village located 30km from Kuala Terengganu town.  
If sea conditions are right, the ride takes about 30 minutes.  
On Bidong, you will be given a guided tour (how long the tour is depends on how much you really want to see) before you are ushered away to do some snorkelling nearby.  
Of course, if you just want to see historical Bidong, the boatman will gladly oblige. Just don’t expect your guide to know everything about the former Vietnamese camp as they tend to be rather young chaps who had never been to Bidong when it was still a refugee camp – no fault of theirs, for the island was off limits to the public anyway back then.  
n Ping Anchorage’s Bidong Island Plus package (ex-Kuala Terengganu) offers a three-day, two-night package that gives you a good glimpse of Kuala Terengganu in addition to Bidong. If you prefer to tailor the package to your own special requirements, contact the company at 09-626-2020, or visit it at  www.pinganchorage.com.my An alternative to packaged tours is just to hire your own boat from Kampung Merang. The rate is RM380 (round trip) for a speedboat that comfortably seats eight adults. Larger boats are also available, and the friendly folks at Kampung Merang will gladly arrange one for you if the price is right.
 








<><><><><><><><><><><><><><><><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <><>
Sunday, September 29, 2002
‘We all have the same story’
WHAT was life like on Pulau Bidong for the thousands of Vietnamese boat people detained there?        Huong Dinh fled Vietnam in 1978 and made his way to the Philippines before he was resettled in the United States. He returned to South-East Asia to serve as a community development counsellor on Bidong from March 1989 to January 1991 when the camp was closed. 
He is now a medical adjudicator for people with disabilities with the Social and Human Services Department in Washington . Huong provides a glimpse on life on the island, in response to e-mailed questions:  
“My (job) was to advocate for basic human and asylum rights on behalf of the VBP (Vietnamese boat people) with the local authorities. I was able to secure a decent working relationship with both the Malaysian Special Task Force and the Malaysian Red Crescent Society (MRCS) to allow the Vietnamese to set up a Self-Managed Administrative Structure (with free elections of their leaders). 
<><><><><><><><><><><><><><><><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <> <> <><><><><><><><><><> <><><><> <><><><> <><>
An artificial boat built besides the temple on the island to commemorate those who arrived on Bidong,as well as a tribute to those who perished at sea during the journey to Malaysian shores.
“The goal was to recreate a Free Vietnamese Community with basic activities like those back home (before) the communist regime. The VBP on Bidong were able to build their churches and temples according to their respective faiths.  
“With the support of the UNHCR (UN High Commissioner for Refugees) and MRCS, they were able to set up classes for foreign languages, primary schools for the children, and limited vocational/trade schools for those who had time to attend. 
“The VBP were able to tend to gardens, set up shops (tailoring, coffee, electronics, etc), markets and so on under the Income Generating Projects that were developed for them.  
“I was able to build a small park (located between Zone B school and the MRCS office). I also encouraged the VBP to plant Japanese roses all over the island. (Sanitation was always a headache and such beautification somehow helped to alleviate the situation). 
“The Tracing and Mailing Services operated the post office and cheque-cashing services for the VBP. From another perspective, I would say the economy on the island was much better than that of locals from Terengganu because the VBPs’ basic needs were already provided for by the UNHCR/MRCS and at least half of the VBPs received regular financial support from their overseas relatives. 
“For entertainment, a weekly (musical or cultural) performance was held unless there was severe inclement weather. The Canadian Embassy provided a matching grant of RM20,000 for us to build the stage for the performances. (the MRCS matched the other half.)  
“The MRCS also provided several televisions which were managed by each zone. Being avid soccer fans, the VBP were drawn like bees to honey every time matches were broadcast with a few hundred men watching one single television.  
”The VBP (also enjoyed) picnicking at the Pantai China beach, accessible by a short trek through the forest from their longhouses.” 
Wrote Daniel Nguyen on his visit to Bidong in March: 
“Coming back 22 years after I left, I could only recognise the Religious Hill and what’s on there. The rest of the camp has almost gone back to being a deserted island. My wife and I took a dip at Zone C’s beach. It was an indescribable feeling to know that I used to swim along the very same beach, savouring our new-found freedom and hoping to re-settle in the United States. It was a place we used to go to escape the heat, the boredom of a refugee camp, the harsh labour we had to perform. We ate so much rice and canned sardines with beans that I could not bear to look at another can of sardines for another 20 years in the United States. In fact, I just started eating sardines again about two years ago.” 
Former VBPs keep in touch via the Internet and sites like www.bidong.org have set up photo galleries or repositories of their Bidong experiences and memories. Memories like these two former VBPs: 
“I came to Bidong in 1988 when I was 16 years old, and stayed for two years. It is impossible to forget those friends and the time when we were at Bidong. The memories of carrying buckets of water, lining up for food or letters from relatives, swimming in the ocean with friends, have always stayed in my heart. 
“My childhood was there and Bidong was a part of my life. I always tell the story of my journey to (others).  
I would like to keep in touch with those who came to Bidong, irrespective of whether (they) came in the 1970s or the ’80s…. We all have the same story to tell, the same sorrow, unforgettable sufferings, the same reason for bursting into tears, the same hopefulness and the same laughter. – Thinh That Ton, California  
“It has been 21 years but I haven’t forgotten it one bit. The person I miss most is my best friend. We lost touch and I wonder what has become of him. I can still remember clearly that day. It was full of people. After we said goodbye, I checked in and got onto the transport ship (leaving Bidong). I lost track of him in the crowd on the beach until my brother pointed him out to me. He ran to the rocky ridge so that I could see him. He stood there for an hour-and-a-half waving periodically until the ship pulled away from the pier. I still can remember him standing there waving and waving.…” –
 
Hoang Nguyen, Calgary, Canada  



























































HẢI ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN

Pulau Bidong có một lịch sử khác thường từ một trại tỵ nạn, hải đảo này đã âm thầm trở nên một điạ điểm thăm viếng cho các du khách cựu thuyền nhân. Đó là điều ghi nhận được Bộ Trưởng Văn Hóa, Thanh Niên và Du Lịch, Datuk Paduka Abdul Kadir Sheikh Fadzir trình trước Quốc Hội hôm thứ Tư vừa qua. Tuy vậy, vẫn chưa có một điều nào được thực hiện để bảo tồn trại tỵ nạn cũ, một thời đông đảo. Phóng viên Meng Yew Choong.

Lần trở lại Bidong, tôi được nhắc nhở lần nữa về sức mạnh của thiên nhiên và những thuyền nhân chúng tôi đã may mắn đến cỡ nào, sống sót qua chuyến hải hành dài, trên một con thuyền mong manh dài 10,5 mét chứa 61 người. Tôi nhớ đến những người đàn ông Mã Lai da ngăm đen, quấn sà rông (sarong) đi trên hai chiếc thuyền, đã rất tử tế cho chúng tôi nước uống và thực phẩm. Đúng thế, tôi đã gặp lại họ trong chuyến viếng thăm tháng Ba vừa qua. Họ là những vị anh hùng, những thiên thần trong tim và tôi sẽ không bao giờ quên những hình ảnh của họ. Cũng trong chuyến đi này, tôi muốn nói, hầu hết tất cả đều là những người tốt. Một ấn tượng đẹp đẽ khi biết rằng, có những người không quen biết hoặc chưa từng gặp vẫn mở rộng vòng tay giúp đỡ cho chúng tôi tạm trú. Daniel Nguyễn, cựu thuyền nhân Pulau Bidong.

Daniel Nguyễn là một trong số 1,6 triệu người Việt Nam, từ năm 1975 đến cuối thập niên 1980s, đã làm một cuộc hành trình đầy nguy hiểm, băng qua biển Nam Hải tìm tự do. Gần 255 ngàn người tỵ nạn đã đến được bờ biển Mã Lai và đa số được đưa đến hải đảo Pulau Bidong thuộc Terengganu.

Nhưng tên Bidong nghe rất xa lạ trong thế hệ trẻ người Mã Lai sau này. Một người bạn học của tôi, đã gần 30 tuổi đời vẫn chưa hề nghe nói đến hải đảo này. Một số ít người khác, sự hiểu biết của họ rất mơ hồ, không hoàn toàn biết rõ những chuyện xẩy ra trên hải đảo rộng 260 mẫu.

Nói sơ qua về lịch sử, đợt thuyền nhân (danh từ thường dùng để gọi những người tỵ nạn bằng thuyền) đầu tiên rời bỏ miền nam Việt Nam, sau khi cộng sản miền bắc chiếm được thủ đô Saigon năm 1975. Đến năm 1978, tình hình Việt Nam trở nên bết khi người Trung Hoa xâm lăng khu vực phiá bắc Việt Nam, gây nên sự nghi kỵ nhóm thiểu số người Việt gốc Hoa. Trong khi tài sản của họ bị chính quyền tịch thâu, việc làm ăn buôn bán của họ gần như bị chận đứng, nhiều người Hoa đã mua “giấy thông hành” ra khỏi nước, trả bằng vàng để được an toàn ra đi.

Và từ đó, đưa đến một phong trào di cư khổng lồ của người Việt Nam, trên những chiếc thuyền mong manh, vượt đại dương đi tìm một tương lai tốt đẹp hơn. Đó cũng là phương tiện để Daniel Nguyễn đến Pulau Bidong.

Ông ta đến bờ biển Mã Lai vào buổi tối hôm 14 tháng Tư năm 1980, và hai ngày sau được đưa đến đảo Pulau Bidong. Bẩy tháng sau, Daniel Nguyễn giã từ hải đảo để đi định cư tại Hoa Hỳ.

Mặc dầu điều kiện sinh sống trên đảo không được đầy đủ nhưng Pulau Bidong là một nơi dung thân cho những ai trốn tránh sự đàn áp của chế độ cộng sản, vào thời điểm đó. “Nhìn lại, thời gian tôi trải qua nơi trại tỵ nạn Pulau Bidong là một giai đoạn đặc biệt nhất trong cuộc đời tôi. Chúng tôi đã phải làm việc rất cực nhọc, nhưng nghĩ lại đó là thời gian xúc động tình người”. Đó đà câu trả lời của Daniel Nguyễn qua điện thư (email).

Từng chiếc thuyền con chở người tỵ nạn đến bờ biển Mã Lai, bỗng dưng gia tăng nhanh chóng như nước lũ làm cho các cơ quan thiện nguyện phải yêu cầu Liên Hiệp Quốc cũng như chính quyền Mã Lai giúp đỡ. Trong tháng Tám năm 1978, chính quyền Mã Lai lập trại tỵ nạn Pulau Bidong ngăn cách với công chúng. Vào lúc cao điểm, có đến 40 ngàn người tỵ nạn tạo nên một Saigon nhỏ với những kiến trúc bằng gỗ và kẽm. Từ đất liền Mã Lai có thể nhìn thấy đèn trên đảo, ngoại trừ giờ giới nghiêm (11 giờ 30 đêm đến 6 giờ sáng).

Giới thẩm quyền, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc tài trợ trại tỵ nạn, trong khi hội Red Crescent (hình lưỡi liềm – như hội Hồng Thập Tự) người Mã Lai lo việc điều hành trại tỵ nạn. Họ xây dựng trong trại một trung tâm hành chánh, một trường học, một nhà thương và một thư viện. Họ cũng để cho người tỵ nạn mở quán hàng buôn bán trong trại. Những người tỵ nạn nhiều đức tin, xây dựng thêm một ngôi chùa và một nhà thờ mà vẫn còn đứng vững cho đến ngày nay.

Năm 1989, chính quyền Việt Nam đồng ý cho người tỵ nạn hồi hương, chấm dứt câu chuyện tỵ nạn, vấn đề thuyền nhân. Đến năm 1991, đảo Pulau Bidong không còn được dùng làm trại tỵ nạn, chính quyền trung ương Mã Lai trả lại cho chính quyền Terengganu. Tuy nhiên quy chế (khu vực cấm) vẫn dây dưa đến năm 1999. Ngay cả du khách đến thăm viếng vẫn không được phép chụp ảnh và hải đảo có cảnh sát, binh sĩ Mã Lai canh gác.

Khi phóng viên báo chí, tờ “The Star’s WeekEnder” đến thăm Pulau Bidong trong tháng Sáu năm 1999, gần hết các kiến trúc trên đảo đã bị xụp đổ hoặc cây cối che phủ. Lúc tôi đến, vấn đề mục rữa trở nên bết, tôi bị xụp xuống sàn gỗ đang hư hại của nhà thờ.

Nếu thiên nhiên “bỏ qua” một kiến trúc nào đó, việc trộm cắp chắc chắn sẽ không tha. Kẻ trộm làm hư hại rất nhiều những đồ vật mang tính chất lịch sử hoặc có giá trị trong kỹ nghệ du lịch, sau năm 1999 khi PSA (có lẽ là một đảng phái chính trị) thắng cử trong tháng Mười Một năm 1999.

Theo lời một ngư dân điạ phương, không còn lính canh gác nữa (Rela) sau năm 1999. “Chính quyền PSA không muốn trả lương cho họ”. Sau đó nhiều kiến trúc trong trại tỵ nạn đã bị tháo gỡ và nhiều cái khác bị thiêu đốt (hai cái trong tháng Ba vừa qua).

Kiến trúc lớn làm trung tâm hành chánh đã bị tháo hết ván gỗ, chỉ còn lại nền xi măng. Tất cả những dụng cụ để lại trong xưởng dậy nghề đều bị đập phá. Sự hư hại lan qua mấy bức tượng trong chùa hay trong nhà thờ.

Tuy nhiên vẫn có mấy kiến trúc tồn tại qua bao năm tháng. Quan trọng nhất là bức tượng người cha lôi kéo con gái mình lên từ nước biển. Bức tượng vẫn còn đứng vững như đón chào du khách. Ngoài bức tượng còn những tấm bia bằng xi măng, thuyền nhân ghi khắc như lời tạ ơn đấng Tối Cao đã cứu sống họ qua cuộc hành trình nguy hiểm, và cũng để tưởng niệm những thuyền nhân kém may mắn. Những bia đá cho những ai chết trên đảo.

Những hư hại trên đảo không có nghiã chính quyền điạ phương không quan tâm đến việc bảo tồn trại tỵ nạn. Từ đầu năm 1992, một năm sau khi Pulau Bidong được trả lại cho chính quyền Terengganu, được biết chính quyền điạ phương đã có dự án bảo trì trại tỵ nạn để thuyền nhân có thể trở về thăm viếng.

Điều đáng buồn là sau đó, chẳng ai nhắc đến dự án. Nhưng mới đây, câu chuyện Pulau Bidong và thuyền nhân như sống lại, viện bảo tàng Terengganu mở cuộc triển lãm kéo dài một tháng, trưng bầy hình ảnh trại tỵ nạn. Theo lời phó giám đốc viện bảo tàng, Che Mohd Azmi Ngah, việc triển lãm để cho mọi người biết lịch sử hấp dẫn của đảo Pulau Bidong mà nhiều người Mã Lai không biết đến chuyện này.

“Kết cuộc, nhiều vật lưu niệm trên đảo đã bị lấy mất, phần lớn do các ngư dân điạ phương. Hy vọng cuộc triển lãm sẽ nhiều người chú ý và chính quyền sẽ phải bảo vệ những gì còn lại của trại tỵ nạn”. Che Mohd nói thêm, từ đầu năm chính quyền điạ phương đã có buổi hội thảo với các cơ quan trong vấn đề phát triển đảo Pulau Bidong.

Trong khi chính quyền điạ phương hứng khởi về kỹ nghệ du lịch, hai câu hỏi được đặt ra: Du khách là những ai? Và ai sẽ lo việc bảo trì? Theo lời Alex Lee, giám đốc công ty du lịch Ping Anchorage Travel, văn phòng ở Terengganu, có vài nhóm muốn xây dựng kỹ nghệ du lịch trên đảo. “Tuy nhiên, tôi không đồng ý chuyện này, chính quyền điạ phương nên bảo trì trại tỵ nạn như chính quyền tiểu bang California bảo quản khu phố xưa thời gian đi tìm vàng (gold rush).” Cũng theo ông Lee, lịch sử đảo Pulau Bidong rất lôi cuốn, tuy nhiên cần phải tu sửa, bảo trì trước.

Theo ông Nguyễn, ông ta tin rằng nhiều cựu thuyền nhân muốn quay trở về để thăm viếng. “Tuy nhiên còn nhiều khiá cạnh khác. Nhiều người cho rằng những kỷ niệm “làm thuyển nhân” rất đau lòng để làm sống lại. Nhiều phụ nữ, con gái bị hải tặc cưỡng bức, đàn ông bị đánh đập, giết chết. Thêm sự sỉ nhục là một người tỵ nạn.”

Theo ông ta chuyến viếng thăm Pulau Bidong trong tháng Ba vừa qua là một chuyến đi hành hương, chuyện tinh thần cá nhân. “Cá nhân tôi muốn ở lại qua đêm nếu được phép. Khi các con tôi khôn lớn, tôi muốn đưa chúng đi thăm Pulau Bidong để chúng biết thêm về lịch sử gia đình mình”.

Ông Nguyễn thông cảm, sự tốn kém trong việc bảo trì trại tỵ nạn Paulau Bidong. Tuy nhiên sự hủy hoại gây cảm tưởng như mất mát một điều gì… Đó cũng là một phần của chúng tôi, một phần trong lịch sử Mã Lai.

Sungkyunkwan University

Department of Computer Education

March 23, 2012

vđh